THUYỀN VIÊN MẮC KẸT TRÊN TẦU VÌ COVID-19
30 tháng 7, 2020
Thuyền trưởng ĐỖ NGỌC HOÀI
ISM VIETNAM
Khi bạn đọc được bài này thì hiện đang có hơn 60,000 tầu biển (tầu hàng) đang hoạt động trên các đại dương. Chúng đang chở các loại hàng hóa như iPhones từ các cảng Trung Quốc, quần áo từ Bangladesh, thị bò từ Argentina, dầu từ vùng Vịnh … Vận tải biển dường như đang mang trách nhiệm cao cả là đảm bảo vận chuyển “90%” hàng hóa cho thế giới. Các tầu biển thực sự là hệ tuần hoàn của thương mại thế giới mà 1,2 triệu Thuyền viên là máu – Lực lượng lao động thầm lặng. Họ làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các quốc gia. Nếu vận tải biển ngừng hoạt động, phần lớn dân số sẽ lâm vào nạn đói hoặc chết rét.
Trong suốt thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các Thuyền viên vẫn làm việc trên tầu. Nhưng hiện họ đang bị mắc kẹt trên tầu. Mỗi tuần bình thường có khoảng 50.000 Thuyền viên hết hạn hợp đồng và được rời tầu về nghỉ phép. Virus Corona đã không cho phép việc thay Thuyền viên, làm cho con số này về gần số 0. Hơn 250.000 Thuyền viên đang mắc kẹt trên các tầu, tất cả đã kết thúc thời hạn hợp đồng từ ít nhất 1 tháng và nhiều Thuyền viên đến 9 tháng. Số lượng Thuyền viên như vậy tăng mỗi ngày và được xem như là một lực lượng lao động cần được giải cứu.
Hầu hết Thuyền viên có quốc tịch các nước đang phát triển, đặc biệt như, India, Indonesia, China, Vietnam và Philippines. Thông thường Thuyền viên nhập tầu và rời tầu ở bất kỳ nơi đâu tầu ghé. Các công ty quản lý tầu thường xác định với chủ tầu bố trí thay Thuyền viên như vậy. Tuy nhiên hiện nay tất cả các đường bay đều bị tạm ngừng trong nhiều tháng. Một số chủ tầu thậm chí đã có ý định thuê bao chuyến bay cho Thuyền viên hồi hương nhưng hầu hết các quốc gia đều đã đóng cửa đối với các hành khách không phải là công dân của họ. Thậm chí có quốc gia còn quay lưng với chính các công dân của mình.
Tình trạng nói trên không những đang xảy ra với các Thuyền viên trên tầu mà còn với cả các Thuyền viên trên bờ. Một số, là những Thuyền viên đã được rời tầu tại các cảng nước ngoài và đang chờ hồi hương, thì không biết đến bao giờ mình mới có thể bay về nước gặp gia đình của mình. Trong khi đó số khác, là Thuyền viên đang nghỉ dự trữ, thì cũng chẳng biết đến bao giờ mình được nhập tầu để kiếm tiền nuôi gia đình. Cả hai trường hợp này đều là những tình huống nguy cấp và chứa đựng nhiều bất lợi đối với hoạt động hàng hải. Mệt mỏi vì phải làm việc quá đát sẽ làm Thuyền viên khó tập trung làm việc trong khi công việc trên tầu là nơi có áp lực công việc và mức độ nguy hiểm cao. Việc để Thuyền viên làm việc trên tầu với thời hạn kéo dài không đoán định sẽ dễ dẫn đến các sự cố hàng hải.
Trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, các chính phủ có thể được bỏ qua khi Thuyền viên chưa được quan tâm. Có quá nhiều việc khác cần xử lý lúc ấy. Nhưng việc gần như bị giam cầm lâu trên tầu đã làm cho Thuyền viên đi đến cảm thấy thất vọng. Sau nhiều tháng giam mình trên tầu và chỉ gặp những hoa tiêu hoặc nhân viên cảng vụ, họ còn có thể được coi là mang nguy cơ lây lan virus. Thuyền viên hiểu rẵng họ đang bị quên lãng vì đơn giản là có thể. Trong khi xe tải cùng với hàng hóa trên xe không thể đi qua biên giới một nước mà không có tài xế đi cùng, do vậy họ được coi như lực lượng lao động nhạy cảm và được ưu tiên thời dịch bệnh. Nhưng Thuyền viên, rất không may là họ có thể vẫn ở lại trên tầu trong khi tầu vẫn xếp và dỡ hàng bình thường.
Tình trạng hợp đồng lao động với Thuyền viên được gia hạn dài thêm khi sự cố đã kết thúc vào 16/07/2020. Chỉ khi thay được Thuyền viên thì hợp đồng bảo hiểm mới trở lại có hiệu lực – điều này làm đau đầu ngành hàng hải thế giới.
Nhưng phải là các Chính phủ chứ không phải là các chủ tầu có thể giải quyết tình trạng này. Vào tháng 5 vừa qua IMO, là một bộ phận của Liên Hợp Quốc (UN), đã ra một văn bản hướng dẫn thay Thuyền viên an toàn trong thời kỳ dịch bệnh. Nhưng hầu hết các quốc gia đều không thực hiện. Điều quan trọng hiện nay là cần xác định Thuyền viên là LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NHẠY CẢM cần được ưu tiên và theo đó họ có thể được phép nhập cảnh trong thời gian quốc gia đóng cửa. Các cảng biển và sân bay cần trang bị phương tiện lưu trú và kiểm tra y tế cho Thuyền viên. Ở những thời điểm bình thường tất cả các yêu cầu đó cũng đã rất khó thực hiện. Nhưng ở trong thế giới COVID-19 khi mà thợ cắt tóc phải tẩy trùng kéo sau mỗi lần cắt và các văn phòng thực hiện giãn cách xã hội khi làm việc thì ngành Hàng hải cũng cần phải thay đổi để đáp ứng giải quyết các yêu cầu thực tế.
Những Lao động thầm lặng của một lĩnh vực thương mại quan trong của thế giới cần được không bị lãng quên. Khi hợp đồng kết thúc, THUYỀN VIÊN cần phải được HỒI HƯƠNG.